Luyện siêu Trí nhớ từ vựng Tiếng anh

Luyện siêu Trí nhớ từ vựng Tiếng anh

Trong một cuốn sách Trí tuệ Do Thái (Jerome becomes a genius) của Eran Katz, một tác giả người Do Thái đã lập kỹ lục Guinuess về khả năng ghi nhớ được một dãy số có 500 chữ số sau khi nghe chỉ một lần, ông đã mô tả một đoạn người Do Thái học một ngôn ngữ mới như sau: "Nhờ một phương pháp độc đéo mà những người Do Thái khắp nơi trên thế giới đã sử dụng: ở mỗi cộng đồng, người ta đều phát minh ra một ngôn nhữ mới là sự kết hợp giữa tiếng Do Thái thiêng liêng và tiếng địa phương nơi đó. Họ hòa trộn tiếng địa phương với những từ tiếng Do Thái để giữ ngọn lửa của tiếng Do Thái rực cháy mãi."  . Và từ đó, người ta thấy xuất hiện những hiện tượng ngôn ngữ thú vị như: tiếng Ba Tư Do Thái, tiếng Do Thái Tây Ban Nha, và cả tiếng Đức Do Thái mà ngày nay còn gọi là tiếng Yiddish, một thứ tiếng có hai phần ba là tiếng Đức và một phần ba còn lại là tiếng Do Thái... Bạn có thể xem một ví dụ đơn giản là khi người Do Thái gốc Tây Ban Nha như sau: "Kada nuno es sadik en sus ojos" - câu này có nghĩa là:"mỗi người đều có quyền là một sadik" trong đó từ sadik là từ tiếng Do Thái, có nghĩa là người ngay thẳng.

Với việc trộn tiếng mẹ đẻ vào những ngôn ngữ mới mà người Do Thái muốn học, ngôn ngữ mới đó trở nên khoong còn xa lạ, người học không còn cảm thấy ái ngại nữa, mà thay vào đó là một cảm giác chủ động, bộ não ngôn ngữ được kích thích bởi nhiều thách thức thú vị. Hơn thế nữa, việc học ngôn ngữ mới theo cách lồng ghép này sẻ trở thành một cuộc đua trí tuệ đầy hấp dẫn của người Do Thái, khi họ luôn thách thức bản thân phải nhớ được nhiều hơn, nói được dài hơn và nhuần nhuyễn hơn những câu ngoại ngữ mà họ đang học, đồng thời thể hiện được sự kiên nhẫn cao hơn trong mỗi lần học tập. Sau cùng phần thưởng cho những lần tập luyện hào hứng và kiên trì này sẽ là việc tận hưởng cảm giác tự do và độc lập trong việc giao tiếp bằng ngoại ngữ một cách dễ dàng.

chỉ cần NÓI TO những cụm từ tiếng việt lồng ghép đó thành tiếng anh


Sau nhiều lần tiếp xúc với người nước ngoài thất bại, cuối cùng chàng trai cũng gặp một cô bạn người Mỹ trẻ tuổi, vui tính đang ở Hà Nội thực tập về chuyên ngành nghiên cứu văn hóa phương Đông. Cô gái người Mỹ này có đôi mắt màu xanh, sống mũi cao, mái tóc màu nâu tối và trên mặt luôn thường trực một nụ cười xinh xắn và nhân hậu. Điều thú vị nhất là cô gái Mỹ này có nguồn gốc Do Thái.

Cô bạn mới quen rất kiên nhẫn nghe chàng trai khổ sở diễn đạt những ý tưởng hết sức đơn giản bằng tiếng Anh theo cách không thể khó khăn hơn. Anh cố gắng nói và theo dõi những diễn biến trong đội mắt cô gái xem cô ta có vẻ gì là cảm nhận được ý anh đang diễn đạt không. Mỗi khi thấy cô gá thể hiện sự khó hiểu, anh lại khổ sở dùng tay, nét mặt rồi thậm chí là mọi thứ đồ đạc anh với tới được để minh họa cho cái ý tưởng mà anh ta đang cố sức trình bày. Nhưng thật bất ngờ khi cô gái ấy lại có thể nói tiếng Việt với chàng trai mỗi khi anh gặp khó khăn trong việc diễn đạt tiếng Anh, dù tiếng Việt của cô bạn người Mỹ gốc Do Thái này không hoàn toàn thành thạo. Vậy là họ hiểu được nhau bằng một thứ ngôn ngữ pha trộn nửa Anh nửa Việt. Kể từ đó, họ trở thành banjm và thường xuyên hẹn gặp nhau để trao đổi ngôn ngữ. Anh dạy cho cô gái tiếng Việt và ngược lại cô gái tiếng Việt và ngược lại cô tái người Mỹ dạy cho chàng trai tiếng Anh, Họ trở thành bạn thân từ đó.

Sau buổi học đầu tiên vui vẻ giữa hai người bạn, buổi học thứ hai diễn ra hoàn toàn khác lạ so với những gì mà chàng trai tưởng tượng. Ở buổi học thứ hai này, có điều rất lạ là cô gái không đợi cho anh chàng chuẩn bị tài liệu hay giáo trình Tiêng Việt với nội dung mà cô cảm thấy hứng thú. Khi sang phần học tiếng Việt, không đợi chàng trai kịp hướng dẫn gì nhiều, cô gái đã chủ động lấy mẫu báo mà cô ấy đã chuẩn bị sẵn ra, đưa cho chàng trai và hỏi nội dung trong tờ báo tiếng Việt ấy có thú vị và phù hợp với những gì cô ấy sẽ giao tiếp bằng tiếng Việt trong cuộc sống hay không. Khi câu trả lời của chàng trai là có thì cô gái sẻ giữ lại những mẩu báo hay trang sách đó rồi hỏi ý nghĩa của từng từ, từng cụm từ và câu mà cô gái không hiểu trong tài liệu, rồi tập phát âm những từ và cụm từ đó nhiều lần. Cô gái Do Thái rất lắng nghe chàng phát âm, và kiên nhẫn luyện tập với một sự nghiêm túc đến kỳ lạ và một sự tập trung cao độ. Sau đó, cô gái nhanh tay đánh máy lại bài báo đó với sự đan xen ngôn ngữ gồm cả tiếng Anh và tiếng Việt rồi đưa cho chàng trai và nói chúng ta sẽ cùng học tiếng Anh và tiếng Việt trên những mẩu báo này.

Nhìn vào những mẩu báo được đánh máy cẩn thận nhưng ngôn ngữ thì trộn lẫn nửa Anh, nửa Việt, chàng trai không khỏi ngạc nhiên và hỏi: chúng ta học trên cái này ư? Cô gái mỉm cười khẳng định đó là cách học rồi khuyến khích chàng trai cứ đọc to trang báo nửa Anh nửa Việt đó lên với nguyên tắc là chàng trai chỉ được đọc bằng tiếng anh, đọc với sự tập trung cao, mỗi khi gặp từ tiếng Việt thì phải nói to cụm từ đó thành tiếng Anh. Nói rồi cô làm mẫu cho chàng xem. Cô mở mẩu báo ra và đọc thật to từng câu một.

Mỗi lần gặp cụm từ bằng tiếng Anh (tiếng Anh là tiếng mẹ đẻ của cô gái người Mỹ), cô gái lại cố gắn nói to nó thành tiếng Việt (tiếng Việt là laoij ngữ đối với cô gái). Với những cụm từ mà cô gái quên hoặc phát âm sai, cô lại nhờ chàng trai sửa, rồi đọc to lại cụm đó rất nhiều lần. Chỉ khoản 20 phút sau, cô gái bắt đầu kể lại cho chàng trai tất cả nội dung của mẩu báo mà cô gái vừa đọc bằng tieegns Việt với một sự chính xác về cả nội dung và phát âm tiếng Việt đến mức ngạc nhiên àm không cần nhìn lại bài báo. Chàng trai chưa từng thấy ai có thể học một ngôn ngữ mới với tốc độ nhanh và khả năng diển đạt có thể chính xác như vậy. Vẫn biết ngôn ngữ viết trong báo chí thường khó hơn so với những gì viết tỏng các sách học ngoại ngữ (sách học ngoại ngữ thường đơn giản hóa ngôn ngữ để cho người học dễ học), vậy mà cô bạn người Mỹ lại có thể kể lại một cách đơn giản với vẻ am hiểu nội dung đó một cách sâu sắc, các cụm từ diễn đạt rất thần Việt, và đặc biệt là không có dấu hiệu chắp ghép các từ vựng. Như vậy là cô gái đã học được khoản gần 100 cụm từ tiếng Việt từ mẩu báo cô đã chọn, mà chỉ học trong một thời gian rất ngắn đã có thể phát âm đúng, dùng được ngay trong giao tiếp thực tế với nhười bạn Việt Nam của mình.

Nhìn ánh mắt kinh ngạc của chàng trai, cô gái bật mí cách học đó là của tổ tiên cô. Những người Do Thái từ hàng nghìn năm trước đây đã sáng tạo ra cách học này trên con đường đi tới các miền đất mới trên khắp thế giới. Tất cả những kỹ thật quan trong để có thể ghi nhớ và sử dụng được ngay khoản 100 từ và cụm từ ngoại ngữ sau mỗi ngày học được ghi chép trong một cuốn sách cổ của người Do Thái. Cách học đặc biệt này thực ra rất đơn giản. Nó dựa trên sự lồng ghép các cụm từ của nguoaij ngữ mà người Do Thái muốn học với chính tiếng Do Thái. Người học chỉ cần đọc to những từ lồng ghép và cố gắn chơi trò chơi của trí nhớ cụm từ với âm thanh, tức là phải nói to ra... thì một khả năng giao tiếp với ngôn ngữ mới sẻ được hình thành rất nhanh và dể hiểu.

Cách học này ưu tiên cao nhất là cho học từ vựng với việc tập trung vào những cụm từ mang nghĩa chính, được lồng ghép trong các câu tiếng Anh có sẵn. Ngữ pháp không phải là đối tượng được đề cao trong cách học này, vì chúng được coi là chất keo để kết dính những cụm từ mang nghĩa chính của câu mà thôi. Khi thành thạo các cụm từ, và nói to các câu có từ lồng ghép thì ngữ pháp tự nhiên được hình thành, vì ngữ pháp là những quy luật tạo ra câu, được lặp đi lặp lại nhiều lần. Do đó, chỉ cần nói to thường xuyên là ngữ pháp sẻ tự thấm vào người học.

Việc thuần túy tập trung học các cụm từ tuy đơn giản, nhưng giống như mọi việc học khác trên đời, người học cần phải kiên trì và làm đúng theo phương pháp từ đầu cho tới cuối. Kiên trì và làm đúng hướng dẫn là điều kiện tiên quyết để đi tới thành công của việc rèn luyện trí nhớ từ vựng. Cuốn sách cô ấy tuy viết những điều đơn giản, nhưng nó đã hàm chứa tất cả những kỹ thuật cần thiết để bất cứ ai làm đúng theo hướng dẫn đều có thể học một ngoại ngữ mới một cách nhanh chóng.

Cô gái mở máy tính chỉ cho chàng trai cuốn sách cổ được lưu trữ cẩn thận trong máy tính của cô. Nhìn cuốn sách trên máy tính, chàng trai không giấu nổi sự xúc động và tò mò của bản thân. Từ trang bìa màu vàng cũ kỹ nhưng được trình bày rất trang trong và đẹp đẽ cho đến những trang chứa nội dung bên trong như có sức mạnh linh thiêng thu hút người xem đến kỳ lạ. Chỉ có điều, chang ftrai không đọc được những ký tự Do Thái cổ ghi trên cuốn sách , mà phải nhờ cô bạn hướng dẫn lại theo tường trang sách thì chàng trai mới có thể thực hành và làm theo những nguyên tắc rèn luyện một trí nhớ từ vựng ngoại ngữ xuất sắc cho mình. Lật mở những trang đầu tiên của cuốn sách cổ, cô gái gốc Do Thái nêu ra bốn nguyên tắc thiết yếu để học theo cách Do Thái:

BỐN NGUYÊN TẮC THIẾT YÊU PHẢI TUÂN THỦ KHI HỌC THEO CÁCH DO THÁI

1. Thứ nhất: Học từ vựng là ưu tiên số 1. Ngữ pháp sẻ tự nhiên hình thành sau đó.
2. Thứ hai: Phải tìm hiểu cặn kẽ ý nghĩa của từng câu tiếng Anh.
3. Thứ ba: Phải học theo cụm từ và học trong bối cảnh của bài nghe hoặc bài đọc.
4. Thứ tư: Nhất thiết phải đọc to cả câu tiếng Anh mà bạn thấy. Khi gặp từ lồng ghép bằng tiếng Việt, bạn phải đọc to sang tiếng Anh.

Cô gái tiếp tục bật mí: Cách học này thực chất là những biện pháp tâm lý kèm theo những hiểu biết về trí nhớ khi học ngoại ngữ. Những ddieeuef đó được ghi chép ngắn gọn thành 13 điều bí mật về cách học để rèn luyện một trí nhớ ngoại ngữ vứa nhanh vừa sâu. Và dây là 13 bí mật đó:

1. Trí nhớ tốt bắt nguồn từ mục tiêu rõ ràng.
2. Trí nhớ xuất sắc hoàn toàn là do rèn luyện.
Bất cứ ai cũng đều có thể rèn luyện trí nhớ ngôn ngữ xuất sắc.
3. Nhớ sâu từ vựng là do lặp lại trong nhiều bối cảnh.
4. Giao tiếp tích cực với bản thân là thuốc bổ cho trí tuệ.
5. Cảm xúc mạnh giúp nhớ sâu, nhớ lâu.
6. Cam kết làm đến cùng mới là người xuất sắc.
7. Tập trung để đột phá.
8. Học cùng bạn bè để nhân đôi sức mạnh.
9. Hình mẫu tiếp thêm năng lượng cho trí tuệ.
10. Dam sai nhiều để nhanh đúng.
11. Thi thố thường xuyên đẻ phá vỡ giới hạn của chính mình.
12. Xuất chúng là vượt ra khỏi đám đông.
13. Dạy lại người khác khiến trí tuệ càng thêm xuất sắc.

Vốn dĩ bất cứ việc gì có ý nghĩa trên đời này đều đòi hỏi người ta phải thực hiện kiên trì đến cùng thì mới thực sự đem lại kết quả. Và việc học ngoại ngữ cũng vậy, nó đòi hỏi những cam kết. Nên tuy thấy vẻ tò mò lộ rõ trên khuôn mặt của chàng trai, nhưng cô gái Do Thái vẫn khẳng khái êu cầu chàng trai thực hiện ba lời cam kết như cô hay cha ông cô khi học ngoại ngữ đều phải thực hiện. Cô nói:
- Chúng tôi có những lời cam kết và tuyệt đối không thể phá vỡ khi bắt đầu học ngoại ngữ. Nếu bạn muốn bắt đầu học theo phương pháp của chúng tôi thì bạn cũng phải chắc chắn rằng bạn sẻ tuân thủ những cam kết đó. Bạn có cam kết không?

Chàng trai quả quyết:
- Tôi sẻ tuân thủ nghiêm túc những cam kết. Hãy cho tôi biết 3 lời cam kết đó.

Cô gái Do Thái  liền nói:
- Ba cam kết này nghe rất đơn giản thôi, nhưng thực hiện chúng không phải là chuyện dễ đâu. Đó là: 1- Bạn phải cam kết học tập đến cùng các bí mật một cách nghiêm túc; 2- Bạn phải tuyệt đối tuân thủ các hướng dẫn được đưa ra trong phương pháp của chúng tôi;3- Bạn nhất thiết phải coi học tiếng Anh là việc quan trọng và thường trực nhất trong suy nghĩ hàng ngày của bạn cho đến khi làm chủ được tiếng Anh. Nếu bạn đồng ý thực hiện đầy đủ cả 3 điều cam kết tôi vừa nói thì tôi mới giúp bạn được. Tiếng Ạnh có câu thành ngữ "Handsome is but handsome does" có nghĩa là đừng tin vẻ bề ngoài của người khác, hãy xem những gì người ta làm mới hiểu rõ con người của họ. Bạn phải có hành động thể hiện cam kết của mình giống như chúng tôi, đó là hãy viết tên của mình ra cùng với những lời cam kết thì mới được.






Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét